Nước mía để được bao lâu? Hướng dẫn bảo quản an toàn

Nước mía để được bao lâu, nước mía để qua đêm uống được không, cách bảo quản nước mía được lâu là những thắc mắc được tìm kiếm giải đáp nhiều hiện nay.

Nước mía là thức uống quen thuộc của người Việt với vị mát ngọt tự nhiên, giải tỏa cái nắng nóng của ngày hè. Tuy nhiên, nhiều người không biết cách bảo quan nước mía thể nào, để được trong bao lâu?

Tác dụng của nước mía là gì?

Nước mía để được bao lâu? Hướng dẫn bảo quản an toàn

Trước khi tìm hiểu nước mía để được bao lâu, có uống được qua đêm không, hãy cùng theo dõi những lợi ích đáng kể của nước mía dưới đây:

  • Giải nhiệt: Theo Đông y, nước mía là loại nước có tính mát, giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc hiệu quả.
  • Ngăn sỏi thận, giải độc gan: Nước mía có thể hỗ trợ việc đào thải của thận và gan nhanh chóng hơn, đặc biệt là vào ngày nóng nực.
  • Nâng cao hệ miễn dịch: Nước mía có thành phần chống oxy hóa nên hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Trong nước mía có thành phần đường tự nhiên, có thể giảm mệt mỏi, ngất xỉu trong những ngày nhiệt độ cao, cơ thể dễ mất nước, uể oải.
  • Nhờ chứa một lượng kali nên nước mía có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa bệnh dạ dày, táo bón…
  • Hỗ trợ chống ung thư nhờ các chất canxi, magie, kali, sắt, mangan… Có thể ngăn ngừa hình thành và phát triển của các chứng bệnh ung thư.
  • Nước mía không chứa cholesterol, còn có khả năng chống lại cholesterol xấu có trong máu, hỗ trợ giảm cân dễ dàng.

Nước mía để được bao lâu trong tủ lạnh?

Nước mía là loại nước giải khát ngon và dễ uống nhưng dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Thời gian bảo quản nước mía còn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ và cách lưu trữ.

Thực tế, nước mía chỉ nên bảo quản tối đa 1 buổi, không nên để qua đêm. Theo chuyên gia, trong nước mía có hàm lượng đường cao, để quá lâu dễ làm giảm chất dinh dưỡng và biến đổi màu của nước mía.

  • Trong nhiệt độ phòng (25 – 30 độ C): Chỉ nên để nước mía 1 – 2 giờ sau khi ép. Sau 2 giờ, nước mía có thể bị oxy hóa, chuyển sang màu đen và có vị chua, không đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Nước mía để được bao lâu trong tủ lạnh: Có thể để tối đa trong 24 giờ trong ngăn mát tủ lạnh (4 – 8 độ C), đựng trong chai thủy tinh hoặc nhựa thật sạch và đậy kín. Nước mía vẫn giữ được độ tươi, thơm trong 12 tiếng.
  • Nước mía để ngăn đá được bảo lâu: Có thể để được lâu hơn nhiệt độ thường. Tuy nhiên, hương vị của nước mía không còn được như ban đầu, giảm chất dinh dưỡng.

5 dấu hiệu dễ nhận thấy khi nước mía bị hỏng

Nước mía để được bao lâu, khi hỏng có những dấu hiệu thế nào? Dưới đây là 5 dấu hiệu thường thấy giúp phát hiện nước mía bị hỏng nhanh chóng, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe:

  • Thay đổi màu sắc: Nước mía tươi thường có màu vàng nhạt, trong và sáng. Tuy nhiên, khi nước mía bị hỏng sẽ chuyển màu đục hơn, có thể là nâu sẫm hoặc đen.
  • Thay đổi mùi hương: Nước mía tươi thường có mùi thơm ngọt, dễ chịu và mát lạnh. Khi không còn giữ được độ tươi, nước mía sẽ xuất hiện mùi hôi hoặc mùi lên men nồng nặc, gần như mùi rượu.
  • Xuất hiện bọt khí, lớp váng: Nước mía lên men bắt đầu khi xuất hiện lớp màng váng và sủi bọt khí. Dấu hiệu cho thấy nước mía không còn đảm bảo an toàn thực phẩm
  • Lắng cặn bất thường: Nước mía tươi sau khi lọc sẽ trong và đều màu. Nhưng khi để lâu sẽ có cặn lắng ở đáy hoặc chất lạ nổi lên, đây có thể là dấu hiệu nước mía đã bắt đầu phân hủy, không còn tươi nữa.
  • Thay đổi mùi vị: Vị ngọt dịu đặc trưng của nước mía sẽ biến mất, thay vào đó, sẽ có vị chua gắt hoặc đắng khó chịu. Làm mất đi vị ngon của nước mía, không còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tại sao nước mía chuyển màu đen và có mùi chua?

Tìm kiếm nước mía để được bao lâu ngày càng nhiều do hiện tượng nước mía chuyển màu đen và có mùi chua. Hiện tượng này xuất hiện do một số nguyên nhân dưới đây:

Quá trình oxy hóa

Nước mía để được bao lâu có liên quan tới thời gian và quá trình diễn ra oxy hóa ở nước mía. Trong nước mía có chứa nhiều enzym và các hợp chất hữu cơ nên khi tiếp xúc với không khí có thể kích hoạt oxy hóa.

Quá trình oxy hóa khiến cho nước mía ban đầu chuyển sang màu nâu sẫm hoặc bị đen. Vậy nên, khi để nước mía ở bên ngoài, cần phải đậy nắp kín để hạn chế xảy ra oxy hóa.

Quá trình lên men do vi khuẩn

Quá trình lên men do vi khuẩn cũng ảnh hưởng nhiều tới bảo quản nước mía, khiến nhiều người băn khoăn không biết nước mía để được bao lâu.

Nước mía có hàm lượng đường tự nhiên cao, trở thành môi trường lý tưởng cho nấm men và vi khuẩn phát triển. Đặc biệt, khi không được tiệt trùng vào bảo quản đúng nơi sẽ dễ lên men.

Vi khuẩn có thể chuyển hóa đường thành axit lactic hoặc axit acetic khi gặp điều kiện thích hợp. Chính quá trình này đã gây ra mùi chua, khiến nước mía bị biến chất và sủi bọt trắng.

Nhiệt độ quá cao

Nước mía không được bảo quản cẩn thận, để nhiệt độ quá cao sẽ làm đẩy nhanh quá trình hỏng. Các phản ứng oxy hóa và lên men diễn ra nhanh hơn, chỉ 1 – 2 tiếng là nước mía có mùi chua và đổi màu nhẹ.

Cách bảo quản nước mía được lâu và an toàn

Sau khi được giải đáp nước mía để được bao lâu, nhiều người lại băn khoăn không biết phải bảo quản nước mía như thế nào. Nước mía được bảo quản đúng cách vẫn có thể sử dụng được trong ngày.

Dưới đây là gợi ý cách bảo quản nước mía được lâu, đảm bảo an toàn và có thể giữ được mùi hương và chất dinh dưỡng.

Lựa chọn mía tươi ngon, không bị sâu

Nước mía để được bao lâu cũng phụ thuộc nhiều vào cây mía ban đầu. Nếu chọn cây mía ngon và tươi, nước mía sẽ ngon hơn và làm chậm quá trình oxy hóa hay lên men.

Gợi ý mẹo giữ cho cây mía tươi ngon, không bị héo, vẫn đảm bảo chất lượng nước mía:

  • Thường xuyên tưới nước (1 lần/ngày) sau khi thu hoạch mía.
  • Bảo quản cây mía ở nơi khô ráo và thoáng mát khi chưa sử dụng đến.

Cách bảo quản nước mía trong ngăn mát tủ lạnh

Cách bảo quản nước mía trong ngăn đá đúng bước có thể giữ được khoảng 1 ngày. Càng để lâu sẽ càng làm giảm độ tươi và chất dinh dưỡng có trong nước mía. Bạn hãy thực hiện theo gợi ý dưới đây:

  • Chuẩn bị chai hoặc lọ bằng thủy tinh thật sạch.
  • Sau khi ép nước mía xong, bạn cần lọc để nước mía trong và không có cặn.
  • Bạn chắt nước mía vào trong chai hoặc lọ đã chuẩn bị.
  • Cất vào tủ ngăn mát (4 – 8 độ C), tránh để gần các thực phẩm có mùi như tỏi, hành…

Cách bảo quản nước mía trong ngăn đá

Thực hiện cách bảo quản nước mía trong ngắn đã đúng sẽ giúp bạn giữ được nước mía lâu hơn, trong khoảng 12 – 24 tiếng. Các bước chuẩn bị và thực hiện trước khi cấp đông nước mía gồm:

  • Chuẩn bị túi zip hoặc hộp kín sạch.
  • Cho nước mía đã được lọc vào trong túi hoặc hộp đã được chuẩn bị, chú ý chừa chỗ trống để nước giãn nở khi đông.
  • Khi cần sử dụng, bạn nên giã đông từ ngăn mát. Không nên giã đông trực tiếp bằng nhiệt độ cao, dễ bị hỏng.
  • Sau khi đã giã đông, phải sử dụng ngay, không được cấp đông lại lần nữa.

Không sử dụng chất bảo quản

Khi bảo quản nước mía, không nên sử dụng các chất bảo quản vì sẽ làm thay đổi mùi vị và giảm chất dinh dưỡng có trong nước mía. Ngoài ra, các chất bảo quản có thể khiến bạn bị ngộ độc và có hại cho sức khỏe.

Chỉ sử dụng chanh và quất khi uống

Việc vắt quất hay mấy giọt chanh vào nước mía giúp gia tăng hương vị hơn. Hợp chất có trong hai loại quả này cũng có tác dụng chống oxy hóa tự nhiên, làm chậm quá trình oxy hóa và chuyển màu nước mía.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên vắt quất và chanh uống ngay để hương vị nước mía vẫn giữ được độ thơm và tươi ngon. Nếu để lâu sẽ khiến mùi hương thay đổi và có thể đẩy nhanh quá trình hỏng của nước mía.

Tác hại của nước mía khi không được bảo quản kỹ

Những thông tin trên đã giúp giải đáp nước mía để được bao lâu và cách bảo quản nước mía an toàn. Nếu bạn chủ quan, để nước mía ở nhiệt độ ngoài trời, không được bảo quản kỹ lưỡng, khi sử dụng có thể gặp phải hậu quả:

Ngộ độc thực phẩm

Nước mía để lâu bị lên men, có dấu hiệu ôi thiu và nấm mốc. Sau khi uống, bạn có thể gặp phải các triệu chứng:

  • Buồn nôn, nôn mửa khó chịu.
  • Đau bụng âm ỉ hoặc quặn từng cơn.
  • Tiêu chảy kéo dài, phân lỏng nhiều lần.
  • Mệt mỏi, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh.
  • Suy nhược cơ thể, sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Nguy hiểm: mất nước, trụy mạch phải cấp cứu.

Nhiễm khuẩn đường ruột

Uống nước mía để lâu bên ngoài không được đậy kín hay bảo quản trong tủ lạnh có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột. Các vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển mạnh mẽ và gây ra các biểu hiện:

  • Đau bụng âm ỉ hoặc đau nhói từng cơn quanh vùng rốn hoặc bụng dưới.
  • Bị tiêu chảy, phân lỏng kèm theo chất nhầy hoặc máu.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao, người mệt mỏi, chán ăn.
  • Chướng bụng, đầy hơi khó chịu.
  • Nghiêm trọng: mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng lan rộng.

Hình thành độc tố do vi sinh vật

Nước mía để lâu bị lên men và có dấu hiệu hỏng có thể hình thành nhiều độc tố nguy hiểm. Những chất độc tố này có thể gây tổn thương tới gan, thận khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều từ nước mía bị hỏng, đã lên men. Khi sử dụng nước mía này, các tác nhân vi khuẩn và nấm men sẽ làm rối loạn hệ vi sinh và làm giảm khả năng hấp thụ chất.

Các chức năng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất quan trọng như vitamin, khoáng, chất đạm sẽ bị giảm. Cơ thể thiếu dinh dưỡng, hệ miễn dịch và sức đề kháng suy giảm mạnh. Đặc biệt, hậu quả càng nghiêm trọng hơn đối với trẻ nhỏ.

Bài viết trên là những thông tin cần biết để giải đáp nước mía để được bao lâu và gợi ý cách bảo quản đúng. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan tới bảo quản và tác dụng của nước mía, hãy liên hệ TẠI ĐÂY!

Xem thêm bài viết: