Thiếu canxi gây ra 147 loại bệnh gì? 7 Dấu hiệu thiếu canxi

Thiếu canxi gây ra 147 loại bệnh gì? Đâu là 7 dấu hiệu thiếu canxi rõ rệt nhất? Đây là những từ khóa được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Theo dõi bài viết sẽ giúp các bạn có được câu trả lời cụ thể.

Thiếu canxi gây ra 147 loại bệnh gì? 7 Dấu hiệu thiếu canxi

Tầm quan trọng của canxi đối với cơ thể

Canxi là một trong những khoáng chất thiết yếu và chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể con người. Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện. Là yếu tố nền tảng giúp cơ thể vận hành khỏe mạnh và bền bỉ.

Khoảng 98–99% lượng canxi tập trung ở xương và răng, giúp xây dựng cấu trúc vững chắc và duy trì độ chắc khỏe của hệ xương khớp. Không chỉ vậy, phần canxi còn lại trong máu và tế bào giữ vai trò sống còn trong nhiều chức năng sinh lý như: Co cơ, dẫn truyền thần kinh, điều hòa nhịp tim và quá trình đông máu.

Thiếu hụt canxi không chỉ gây ra các vấn đề về xương như loãng xương, còi xương mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch và cơ bắp.

Với những vai trò quan trọng như vậy, bổ sung canxi đúng cách chính là yếu tố vô cùng cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện cũng như phòng ngừa các bệnh lý nghiêm trọng.

Thiếu canxi gây ra 147 loại bệnh gì? Cách nhận diện 7 dấu hiệu thiếu canxi

Công trình nghiên cứu khoa học đạt giải Nobel y học năm 1991 của Tiến Sỹ Walloc (người Mỹ) đã chứng minh: “Thiếu canxi là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra 147 loại bệnh.” Vậy thiếu canxi gây ra 147 loại bệnh gì?

Dưới đây là những tác hại nguy hiểm mà thiếu canxi có thể gây ra kèm theo đó là 7 dấu hiệu thiếu canxi bạn cần lưu ý:

Trẻ thiếu canxi dễ bị còi xương, chậm phát triển

Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ xương của trẻ nhỏ.

Cơ thể trẻ nếu không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, quá trình tạo xương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tăng nguy cơ còi xương, xương yếu, chậm lớn và thấp bé hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Trường hợp nặng có thể làm biến dạng xương.

Hạ canxi máu – Rắc rối thường gặp khi cơ thể thiếu canxi

Hạ canxi máu là tình trạng xảy ra khi nồng độ canxi trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Người bệnh có thể gặp phải hiện tượng: Co rút cơ, rối loạn cảm giác ở lòng bàn tay, bàn chân, co giật cơ mặt, rối loạn nhịp tim và đau nhức khắp cơ thể.

Những triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và suy giảm chất lượng cuộc sống.

Thiếu canxi gây ra 147 loại bệnh gì? Thường xuyên đau nhức, mỏi cơ do thiếu canxi

Chuột rút, đau âm ỉ ở bắp đùi, cánh tay hay vùng nách ngay cả khi không vận động mạnh là lời cảnh báo sớm của cơ thể cho thấy hệ cơ – xương đang gặp vấn đề.

Nếu duy trì một tư thế quá lâu, người thiếu canxi dễ gặp phải cảm giác tê mỏi ở chân, tay, vai gáy hay lưng.

Thiếu hụt canxi có nguy hiểm không? Gây các vấn đề về răng miệng

Thiếu hụt canxi có nguy hiểm không? Gây các vấn đề về răng miệng

Thiếu canxi gây ra 147 loại bệnh gì? Thiếu hụt canxi có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, thiếu canxi có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về răng miệng.

Một trong những tác hại rõ rệt là tình trạng sâu răng, răng yếu, men răng mỏng hơn, dễ mòn, chân răng yếu và nướu dễ bị kích ứng. Không những làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, răng miệng kém còn gây đau nhức, viêm nhiễm và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.

Cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng yếu – Dấu hiệu nhận diện cơ thể thiếu canxi

Mệt mỏi kéo dài, dễ bị cảm, ho, hắt hơi thường xuyên mà không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt canxi trong cơ thể.

Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất năng lượng của tế bào. Khi mức canxi thấp, các tế bào phải làm việc nhiều hơn để duy trì các chức năng cơ bản, điều này khiến cơ thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi và thiếu năng lượng.

Dù đã nghỉ ngơi đầy đủ, người thiếu canxi vẫn cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức sống. Tình trạng này không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sinh hoạt hàng ngày.

Biểu hiện xấu về tóc, móng và da do thiếu canxi

Thiếu canxi không chỉ ảnh hưởng đến xương và cơ mà còn thể hiện rõ qua tình trạng móng và da.

Khi cơ thể thiếu hụt canxi, da có thể trở nên khô ráp, dễ ngứa và bong tróc, trong khi móng tay trở nên khô, giòn, dễ gãy. Ngoài ra, tình trạng rụng tóc từng mảng cũng có thể xảy ra do thiếu dưỡng chất này.

Thiếu canxi gây ra những bệnh gì? Khó nuốt

Khó nuốt hoặc cảm giác cổ họng bị thắt chặt là những biểu hiện thường thấy ở người thiếu canxi. Nguyên nhân là do canxi đóng vai trò quan trọng trong các cơn co thắt cơ, bao gồm cả cơ thực quản, cơ chịu trách nhiệm cho việc nuốt.

Mức canxi trong cơ thể thấp sẽ khiến các cơ này không thể hoạt động bình thường, gây ra cảm giác khó nuốt và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Điều này có thể làm gián đoạn quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

Thiếu canxi là nguyên nhân gây da khô, ngứa hoặc bong tróc

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào da và giúp hình thành hàng rào bảo vệ để giữ ẩm cho da.

Thiếu canxi khiến khả năng bảo vệ da bị suy giảm. Dễ dẫn đến tình trạng khô da và kích ứng, giống như các triệu chứng của bệnh chàm. Các vùng như khuỷu tay và đầu gối thường là những nơi dễ bị ảnh hưởng nhất.

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên do thiếu canxi

Trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, nhiều phụ nữ gặp phải các triệu chứng khó chịu như nổi mụn, đau ngực, đau lưng, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, đau cơ, căng thẳng, mất tập trung.

Những triệu chứng này có thể trở nên nặng nề và xuất hiện thường xuyên hơn nếu cơ thể thiếu hụt canxi.

Mất ngủ – Hệ lụy của thiếu canxi

Những người thiếu canxi có thể gặp phải tình trạng mất ngủ hoặc giấc ngủ không đủ sâu, dẫn đến việc thức dậy vào buổi sáng với cảm giác mệt mỏi, uể oải. Điều này xảy ra vì canxi có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giúp cơ thể thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài mà không được bổ sung đầy đủ, có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ mãn tính và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Thiếu canxi làm gia tăng các vấn đề về đại tràng

Nghiên cứu cho thấy rằng, thiếu hụt canxi có thể làm tăng nguy cơ hình thành polyp đại tràng.

Polyp đại tràng là những khối u nhỏ, lành tính (không gây ung thư ngay lập tức) xuất hiện trong ruột già. Nếu không được điều trị, một số polyp có thể phát triển thành ung thư đại tràng.

Mách bạn các biện pháp hiệu quả phòng ngừa thiếu canxi

Thiếu canxi gây ra 147 loại bệnh gì? Những phiền toái do 7 dấu hiệu thiếu canxi mang đến ra sao, qua bài viết chắc hẳn các bạn đều đã nắm rõ. Để phòng ngừa thiếu canxi một cách hiệu quả và an toàn, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây trong chế độ sinh hoạt hằng ngày:

  • Ăn uống đầy đủ canxi mỗi ngày: Tăng cường các thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn như: Sữa bò, phô mai, sữa chua, cá mòi, đậu phụ, cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh, hạt mè, hạt chia, hạnh nhân…
  • Bổ sung vitamin D đầy đủ: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn. Ngoài tắm nắng sáng trước 9 giờ, ăn uống các thực phẩm giàu vitamin D (trứng, cá hồi, cá ngừ, gan, nấm, sữa), các bạn còn có thể bổ sung vitamin D dạng thuốc.
  • Vận động, tập thể dục thường xuyên: Tập luyện giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương. Các bạn nên ưu tiên các bài tập chịu lực nhẹ nhàng như: Đi bộ, leo cầu thang, nhảy dây, yoga, đạp xe. Tập 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.
  • Tránh các yếu tố làm giảm hấp thu canxi: Hạn chế caffeine, trà đặc, rượu bia; Giảm ăn mặn vì natri (muối) làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Tránh đồ uống có gas, vì photphat trong nước ngọt có gas cạnh tranh với canxi.
  • Không tự ý dùng thuốc bổ sung lâu dài: Việc dùng canxi dạng viên nên có chỉ định của bác sĩ. Dùng sai loại hoặc sai liều dễ gây sỏi thận, táo bón, rối loạn hấp thu vi chất khác.

Lời kết

Bài viết trên đây vừa giúp các bạn giải đáp thắc mắc thiếu canxi gây ra 147 loại bệnh gì? Kèm theo đó là 7 dấu hiệu thiếu canxi cần lưu ý.

Tình trạng thiếu canxi không chỉ ảnh hưởng đến xương mà còn liên quan đến nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu này giúp bạn chủ động hơn trong việc bổ sung canxi và duy trì sức khỏe toàn diện.

Nếu bạn thường xuyên gặp một hoặc nhiều triệu chứng kể trên, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để được kiểm tra và tư vấn bổ sung phù hợp.

Xem thêm bài viết:

Kim tiền thảo râu mèo có tốt không? Những điều cần biết trước khi dùng